Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

NHỮNG BỘ SÁCH CỰC HAY BỔ TRỢ TỪ VỰNG - NGỮ PHÁP - PHÁT ÂM

Standard
1. Bộ sách huyền thoại English Grammar in Use (đủ 3 phần: Basic - Intermediate - Advanced)
Sách dùng cả để học và tra cứu về sau, đặc biệt là cuốn Advanced.
Link: http://www.mediafire.com/…/40…/Grammar_in_Use_Collection.rar

2. Bộ sách Destination B2 và C1&C2, với phần từ vựng - ngữ pháp theo từng chủ điểm rất rõ ràng, bài tập hiệu quả. Phù hợp với từ band 5.0 tới band 9.0 luôn. Một trong những bộ sách từ vựng - ngữ pháp hay nhất mọi thời đại G_G

3. Barrons Essential Words for the IELTS - sách của Barrons lúc nào cũng khoa học, dễ học và hiệu quả cao.
http://www.mediafire.com/…/Barron%27s_Essential_Words_for_t…

4. Cambridge Advanced Vocabulary for IELTS - sách hơi khó học một chút, tuy nhiên lợi thế là áp dụng luôn được Từ vựng vào thẳng bài trong đề thi tương đương đề IELTS thật.
Link: http://www.mediafire.com/…/fhd…/Vocab_for_IELTS_Advanced.rar

5. Vocabulary Files C2 - sách được thiết kế đơn giản: từ vựng - bài tập áp dụng, rất dễ học, mà từ vựng trong sách rất hay. Phù hợp bạn anfo aim band 7.0 tới 9.0.
Link: http://www.mediafire.com/…/bc9caa3b…/Vocabulary_Files_C2.rar

6. Sách Pronunciation Workshop theo phát âm chuẩn US. Đặc điểm: đơn giản, dễ học.
Bản dưới đây chưa bao gồm Audio/Video.
Link: http://www.mediafire.com/…/5hobz…/Pronunciation_Workshop.pdf

7. Cuốn sách huyền thoại Spoken English, với nhiều kỹ thuật và bài tập phát âm ở trình độ nâng cao. Ngoài ra sách cũng có các kiến thức khác về Speaking (informal) như Slang, Phrasal verbs, idioms/cliches.
Link: http://www.mediafire.com/…/vc95tv4evd6b5…/Spoken_English.pdf

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Giải đáp một số vấn đề thắc mắc của speaking của các bạn

Standard
1) Thầy cô em bảo không nên học vẹt câu trả lời , sẽ bị giám khảo nghi ngờ -> chuyển sang câu hỏi khác
Bản thân mình cũng KHÔNG khuyến khích các bạn học vẹt câu trả lời trong sách. Mục đích khi soạn sách đáp án THAM KHẢO IELTS Speaking -> là để cung cấp cho các bạn ideas cùng vocab tốt cho các topic có thể gặp khi thi Speaking part 2. Các bạn có thể dựa vào bài mẫu của mình, dựa vào các từ vựng được giải thích chi tiết trong đó -> chỉnh sửa, áp dụng vào chính bài nói của các bạn. Các bạn học sinh đọc sách của mình đều học như vậy -> đạt kết quả rất khả quan. Một số bạn nâng 1 band điểm chỉ sau 2 tuần (từ 5.5,6.0 -> 6.5,7.0)
P/S: bạn mình là giám khảo IELTS cũng nói rằng rất khó để biết 1 thí sinh học tủ hay không. Miễn là bạn trả lời trôi chảy, đáp ứng 4 tiêu chí chấm thi Speaking -> giám khảo vẫn sẽ cho bạn điểm tốt như thường.

2) Đi thi Speaking nên coi giám khảo như người bạn -> trả lời tự nhiên như cuộc trò chuyện bình thường là được. Em thấy không cần phải chuẩn bị học trước
Mình nghĩ cái này tùy. Nếu bạn thực sự cảm thấy không cần chuẩn bị trước (kể cả với các chủ đề khó như mô tả bầu trời, mô tả di tích lịch sử, khu vườn đầy màu sắc...) vẫn có thể trả lời tự nhiên, trôi chảy được -> QUÁ TỐT. Các bạn cứ đi thi thôi, không cần ôn gì cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được như vậy. Quan điểm của mình thi cho dù khả năng nói có tốt, có bộ đề sát đề thi thật để ôn thì cứ ôn, chả tội gì

3) Học speaking như trong sách có phải chỉ dùng để "đối phó" với kỳ thi IELTS
Sai. Có khá nhiều bạn không hề thi IELTS nhưng vẫn đăng ký mua sách của mình và học khá hiệu quả. Chủ đề trong sách bao gồm hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, cung cấp cho mọi người vô số cụm từ tốt dùng trong văn nói của người bản xứ (tất cả đều được giải thích chi tiết). Ngoài ra, phần audio giáo viên bản xứ nói khá rõ ràng,dễ nghe: các bạn có thể sử dụng để luyện nghe-chép chính tả, tập nhái giọng, phát âm theo, sử dụng file mp3 để học từ vựng hiệu quả ...nâng trình Speaking nói chung
Hy vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn.

Một vài tips Speaking part 3 thường gặp trong bài thi IELTS

Standard
Part3 về các vấn đề xã hội nên phần ngôn ngữ cũng nên học thuật hơn
Các bạn cố gắng thực hành những mẫu câu này thành thói quen,như câu cửa miệng ý, chứ đừng nghĩ đến lúc vào phòng thi tự nhiên lại nhớ được. Lúc mới học ngôn ngữ, cứ tạm hi sinh tính trôi chảy để dùng từ mới, rồi nói đi nói lại nhiều lần.

1. What I want to say is….

Cấu trúc câu ghép hay tuyệt cùng nghĩa với I mean. Nó có chức năng giải thích 
Eg : Many students become more independent when studying abroad. What I want to say is they learn to take care of themselves as living away from home
 
2. A coin has two sides : Dịch thô : 1 đồng tiền có 2 mặt . Dịch mượt : Chuyện gì cũng có 2 mặt
Bạn dùng nó để chuyển khi bạn bàn bạc vê lợi và hại của vấn đề. 
Eg : Sau khi bạn nói về advantages . Bạn có thể nói : But you know, a coin has two sides, While it offers many advantages,.there are some disadvantages as well.
 
3. I think in the past it was true that ……but today
Cấu trúc câu rất hay để so sánh quá khứ và hiện tại. Các bạn nên bắt đầu bằng cách nói về quá khứ trước vì phần lớn các bạn ko có khả năng duy trì nói trong quá khứ lâu 
Eg : I think in the past it was true that it took a long time to deliver a letter…… . But today , it’s so much more convenient as people can send and receive emails in just few seconds
 
4. It depends on what you mean 
Cấu trúc hay vì mở ra nhiều khả năng trả lời ( mình rất khuyến khích dùng)
Eg : Do you like animals?
It really depends on what you mean. If you’re talking about tigers or lions , my answer is “No” . I am scared of them . but if you mean dogs or cats, I would say yes . I love them as they are cute and friendly
 
5. I’m in two minds: 
Đây là 1 cách nói khi các bạn có 2 suy nghĩ khác hoặc đối lập nhau về 1 sự việc Có thể khiến nó dài hơn khi kết hợp với about something / about whether
I’m in 2 minds about whether people should change their jobs frequently or not
Các bạn dùng cho tốt những cái này đã. Đừng tìm những cái phức tạp hoành tráng

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Phương pháp tự học IELTS Speaking mà vẫn đạt điểm cao

Standard
KHÔNG CÓ NHIỀU TIỀN ĐI HỌC THẦY CÔ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN SPEAKING Ở NHÀ MÀ VẪN CÓ THỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

Phương pháp tự học IELTS Speaking mà vẫn đạt điểm cao
Chỉ cần bạn áp dụng 4 bước dưới đây:
1.Buổi sáng cho dù ko phải đi làm hay đi học, bạn nên dậy sớm một chút, dành 30 phút để speak bất kỳ chủ đề nào bạn thích. Ad thường xuyên cũng như vậy đấy. Điều này tạo cho bạn “cái nếp” , không cảm thấy “gượng gạo” khi lâu ngày không nói.
2. Chịu khó viết dàn ý trước khi speaking. Bạn nào chăm mới chịu khó “hí hoáy” viết được . Tuy nhiên, cái lợi từ việc này rất nhiều nhé. Bạn correct được những lỗi sai của mình trong cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp và nhất là khi chúng ta viết ra, việc khai triển ý sẽ tốt hơn, content của bài nói cũng vì thế mà súc tích hơn.
3. Record giọng và nghe lại. Chú ý theo dõi mình có tiến bộ không hay vẫn “dẫm chân hoài một chỗ”? Cụ thể là phát âm đã có biến chuyển gì chưa? Fluency tốt mức độ nào, hay vẫn cứ ngập ngừng hoài? Nhờ bạn bè góp ý cho mình cũng là một cách hay.
4. Tự tạo cho mình một cộng đồng luyện speaking online bằng cách add các Skype users . Cái này dễ không à? Viết một status lên Face, đảm bảo có người ép nick bạn ngay
==================================================
CÔNG CỤ HỖ TRỢ
-WEBSITE
--SÁCH
-CLIP

IELTS Speaking - Bố ơi mình đi đâu thế.

Standard
Ở những bài học trên website, có 1 bài mình nói đến việc chuẩn bị trước 1 vài chủ đề tủ cho IELTS Speaking. Đại khái là, bạn hãy chuẩn bị trước 1 số bài nói về 1 số chủ đề, và sau này khi đi thi tùy cơ ứng biến và áp dụng bài nói đã chuẩn bị vào các chủ đề khác nhau.

IELTS Speaking - Bố ơi mình đi đâu thế.
 
Tuy nhiên một lưu ý là, các bạn phải chuẩn bị bài nói về chủ đề mà các bạn thật sự thích và thật sự có hứng thú. Đừng chuẩn bị theo chủ đề trong bài mẫu của người khác, cũng đừng cố chuẩn bị theo những chủ đề mà bạn nghĩ người nghe sẽ thấy hay. Chỉ khi nói về thứ bạn thật sự thích, bạn mới dễ nói, và đưa được cảm xúc vào câu nói, như vậy bạn mới nói tự nhiên và đạt điểm cao được.

Ví dụ, hiện giờ mình đang rất thích chương trình Bố ơi mình đi đâu thế. Vì vậy mình đã chuẩn bị bài mô tả chương trình này cho chủ đề (Describe a TV program you enjoy.). Bài mẫu như trên ảnh.

Sau đó, mình có thể áp dụng bài mô tả này vào rất nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ:

Describe something that made you laugh: Chương trình bố ơi mình đi đâu thế.

Describe something you would like to do in the future: Sau này tôi muốn tham gia chương trình này cùng với con tôi.

Describe someone you admire: Một ông bố tôi rất ngưỡng mộ vì cách dạy con của ông ấy trong chương trình.

Describe a child you know: Một bé trong chương trình.

Describe what you would do if you had a day off: Mình sẽ dành cả ngày xem lại chương trình này vì nó rất hay.

Vân vân...

Một số mẹo nhỏ giúp cải thiện kĩ năng IELTS Speaking dành cho các bạn đang luyện thi IELTS

Standard
Trong quá trình dạy Speaking các khóa, mình nhận thấy là rất nhiều bạn bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ khá nặng, dẫn tới việc phát âm không tự nhiên hay dễ hiểu hơn là không giống như người bản xứ. Tất nhiên, điều này sẽ khiến các bạn bị trừ điểm Pronunciation bởi "bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ" cũng là một "nhánh" để xác định band điểm trong tiêu chí phát âm.
Một số mẹo nhỏ giúp cải thiện kĩ năng IELTS Speaking dành cho các bạn đang luyện thi IELTS

Để sửa được lỗi trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt để cải thiện kỹ năng nói nhé:

1. Kiểu ngôn ngữ: 
Tiếng Việt là tiếng đơn âm. Ví dụ:
- Từ “tiếng” là một âm, “Việt” là một âm. Cách đọc từ “Tiếng Việt”: đọc tách Tiếng + Việt.
Trong khi đó, tiếng Anh là tiếng đa âm. Ví dụ:
- Từ “English”: bạn đọc ghép hai âm Eng + lish.
Tiếng Việt hầu như chỉ có một âm (có người gọi là vần), trong khi tiếng Anh đa số là nhiều âm.
==> Do bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, nên hầu hết chúng ta có khuynh hướng phát âm “một từ tiếng Anh có nhiều âm”, như là “nhiều từ tiếng Việt có một âm”. Chẳng hạn, từ tiếng Anh có hai âm là “teacher”, người Việt có khuynh hướng phát âm thành hai từ: tít + chờ
==> Để sửa lỗi này, các bạn nói tiếng Anh, thì cần đọc liền mạch các âm của một từ. Sau một thời gian bạn sẽ đạt hiệu quả và có thể sử dụng trong phần IELTS Speaking

2. Dấu tiếng Việt và “dấu” tiếng Anh:
Tiếng Việt có thanh, có dấu. Khi thay đổi dấu sẽ thành từ khác. Ví dụ: ba, bà, bá, bả, bã, bạ.
Các từ Tiếng Anh không có dấu. Tuy nhiên khi nói, các từ tiếng Anh có trọng âm. Trọng âm chính là hiện tượng có một âm được nói rõ và to hơn các âm tiết còn lại. Trọng âm của các từ khác nhau là khác nhau.
==> Bật mí để tập nói trọng âm: thêm dấu sắc vào dấu trọng âm, nếu không phải trọng âm thêm dấu huyền và nặng (dấu mang tính tượng trưng và vẫn sẽ được đọc nhẹ đi so với dấu huyền, dấu nặng "thật" trong tiếng Việt)
Ví dụ: major /ˈmeɪdʒər/: nghe giống giống “mấy giờ”
3. Cách viết và cách đọc:
Các từ tiếng Việt: Viết = Đọc >< Các từ tiếng Anh: Viết # Đọc
Tiếng Việt có thể đánh vần từng ký tự đọc thành từ. Còn tiếng Anh là không thể, viết cách này, đọc cách khác. Nếu gặp từ mới, phải đọc theo cách phát âm của người bản xứ hoặc tra từ điển, không thể tự đánh vần như tiếng Việt.
Khi tra từ điển, chúng ta thường tra “từ”, và “nghĩa”, mà quên mất một phần quan trọng: phiên âm. Phiên âm được đặt ngay sau “từ” trong từ điển.
Nếu như bảng chữ cái chỉ giúp bạn viết đúng chính tả. Để phát âm chuẩn, phải học bảng phiên âm. Bảng phiên âm gồm có 44 âm tiết. Nếu phát âm đúng 44 âm tiết, đảm bảo các bạn có thể đọc đúng bất cứ một từ nào.
==> Lời khuyên: các bạn nên tra phiên âm trên từ điển Oxford, Cambridge (phiên bản giấy hay online đều được) hoặc click vào biểu tượng Loa trong Google dịch nhé.

4. Cao độ:
Cùng một người, khi nói tiếng Việt thường sẽ cao hơn nói tiếng Anh chuẩn. Điều này khiến các bạn khi nói sẽ thiếu tự nhiên rất nhiều. Hãy nhớ, trong tiếng Anh, người ta chỉ lên giọng ở câu nghi vấn (câu hỏi) và câu cảm thán.
==> Hạ độ cao của giọng khi nói tiếng anh là một trong những khía cạnh nói tiếng Anh hay và tốt hơn.
 Các bạn lưu ý nhé, phần này khá quan trọng trong IELTS speaking đấy. Bạn nói cao độ hay thì sẽ đạt điểm cao hơn khá nhiều đấy nhé.

5. Nguyên âm đơn
Tiếng Việt bao gồm 5 nguyên âm đơn: a, o, i, e, u (uể oải). Tiếng Việt không có phân biệt rõ ràng giữa nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn.
Tiếng Anh bao gồm 5 chữ nguyên âm giống tiếng Việt (uể oải) nhưng lại có đến 20 nguyên âm (/ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/) và 24 phụ âm (/b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/).
Bên cạnh đó, tiếng Anh còn phân biệt rõ nguyên âm dài và nguyên âm ngắn, trong khi tiếng Việt thì không có điều này.
Ví dụ:
seat /siːt/ (n): chỗ ngồi >< sit /sɪt/ (vi): ngồi
==> Chú ý: Việc phát âm rõ ràng nguyên âm dài và nguyên âm ngắn rất quan trọng, bởi nếu phát âm sai, người nghe sẽ nghĩ thành một từ khác.

6. Phụ âm cuối
Tiếng Việt không phát âm phụ âm cuối của một từ, do đó các từ được phát âm tách biệt hẳn ra và không có nối âm. Tiếng Anh thì ngược lại, tiếng Anh có phát âm phụ âm cuối của một từ (ending sound), do đó, trong tiếng Anh có nối âm.
Ví dụ: get out of here: Đây là 4 từ có 1 âm, nhưng nói tự nhiên, sẽ nghe như thành 1 từ “getoutofhere”.
Một số lưu ý khác:
(*) Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái có một cách đọc. Còn tiếng Anh một chữ cái có nhiều cách đọc.
Ví dụ: chữ cái “e” trong các từ: elephant, bed, verb, other, somewhere, her, eleven,… có cách đọc không hoàn toàn giống nhau.
(*) Tiếng Việt: Khi phát âm, đầu lưỡi thường ở khoảng giữa khoang miệng. Tiếng Anh: Khi phát âm, đầu lưỡi chuyển động và chạm vào nhiều nơi trong khoang miệng.
(*) Tiếng Việt: sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi bị giữ lại trong khoang miệng và thoát ra ngoài rất ít. Tiếng Anh: sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi di chuyển đến khoang miệng và thoát ra ngoài khá nhiều.
(*) Tiếng Việt, chủ yếu dùng thì hiện tại. Tiếp diễn thì thêm “đang”, quá khứ và tương lai chỉ cần thêm “đã” hoặc “sẽ”. Tiếng Anh có đến…12 thì. Điều này khiến khá nhiều người học bối rối và có khuynh hướng chỉ dùng toàn thì hiện tại trong tiếng Anh, bởi ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ.
Trên đây là một số khác biệt cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong phần ghi chú nhé